Nhựa PET-P được dùng để kết cấu kỹ thuật cũng là 1 trong năm loại nhựa kỹ thuật chính hiện nay. PET-P có đặc tính cơ học tốt, độ cứng tốt, có thể được dùng để làm vật liệu tiếp xúc với thực phẩm. Vậy nhựa PET-P có đặc tính và ứng dụng thế nào? mời bạn đọc và quý khách hàng cùng tìm hiểu nhé: Nhiệt độ sử dụng trong khoảng từ -40 tới 100 độ C. Sau khi được biến đổi sợi thì tính chất cơ học tốt hơn và có khả năng chịu nhiệt độ tốt hơn. ĐẶC TÍNH CỦA PET-P - Thuộc dòng nhựa kỹ thuật có độ bền cơ học cao, độ cứng cao. Có đặt tính trượt tốt và có độ bền mài mòn cao, đặc tính cách điện tốt, hệ số ma sát thấp và ổn định với điều kiện chống mài mòn tuyệt vời (tốt hơn nylon), ổn định kích thước rất tốt (tốt hơn POM). Sử dụng được trong một số tời tiết, kháng hóa chất, hấp thụ nước thấp, kháng được axit và dung môi cao. Ngoài ra, không kháng được nước nóng và không được kiềm. ỨNG DỤNG CỦA PET-P - Làm đầu nối cho thiết bị điện tử, vỏ mạch tích hợp, vỏ tủ điện, vỏ máy biến áp, phụ kiện TV, vỏ hẹn giờ, giá đỡ động cơ, role, vỏ ngoài cho ô tô, làm van, bộ phận xả, vỏ thiết bị đo, bánh răng, sản xuất cơ khí, máy vỏ bơm, khung động cơ, tấm nướng lò vi sóng, biển quảng cáo và một số ứng dụng khác,... Màu sắc: Màu tự nhiên, màu đen. - Xem thêm nội dung về NHỰA PA CHỐNG CHÁY, CHẤT LƯỢNG CAO tại đây nhé. THÔNG TIN KÍCH THƯỚC - Dạng tấm: dày×rộng×dài / 8-200mm×610mm×1220mm. - Dạng thanh: đường kính×dài / 8-200mm×1000mm.
Danh sách bình luận